Cúng động thổ xây nhà là một trong những thủ tục xây dựng không thể thiếu trong phong tục của người Việt. Động thổ mang ý nghĩa tâm linh về sự xin phép, khẩn cầu, mong ước những điều tốt đẹp và thuận lợi nhất đối với quá trình xây nhà. Khi động thổ cần chuẩn bị những gì và thực hiện phần lễ ra sao? Hãy tìm hiểu bài viết để biết rõ hơn về thủ tục này nhé!
Cúng động thổ xây nhà là làm gì?
Theo quan niệm của người dân, động thổ được coi là một thủ tục xin phép thần linh, là vị thần chủ trì bảo vệ và giúp đỡ cho ngôi nhà trong quá trình xây dựng cũng như khi đang sử dụng. Do đó, lễ cúng động thổ được coi là một bước quan trọng để đảm bảo sự an toàn và may mắn cho ngôi nhà trong quá trình xây dựng và đi vào sử dụng.
Lễ cúng động thổ thường được tổ chức vào thời điểm xây dựng căn nhà mới hoặc khi có những thay đổi về công trình xây dựng, để cầu mong sự bảo trợ và phù hộ từ vị thần động thổ. Cúng động thổ xây nhà được coi là một nghi thức truyền thống mang ý nghĩa tâm linh về sự xin phép và lòng thành đối với thần linh ngự trên đất. Thủ tục này thường gắn liền với những lễ vật, cầu khấn, xin phép và cảm tạ thổ địa trước khi tiến hành xây dựng.
Cúng động thổ có ý nghĩa như thế nào?
Cúng động thổ xây nhà trong văn hóa dân gian Việt Nam mang ý nghĩa rất quan trọng. Theo quan niệm của người dân, việc cúng động thổ không chỉ là để cầu mong sự bảo trợ và phù hộ từ vị thần động thổ, mà còn để tạo ra niềm tin và mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Ngoài ra, lễ cúng động thổ còn là một dịp để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đối với vị thần chủ trì của ngôi nhà, cùng như tôn vinh các truyền thống văn hóa dân gian của đất nước. Từ đó, việc cúng động thổ đã trở thành một trong những nghi lễ quan trọng trong văn hóa và tâm linh của người dân.
=> Xem thêm: Phong thủy xây nhà – Những điều bạn nhất định phải biết
Khi cúng động thổ xây nhà cần chuẩn bị những gì?
Trước khi tiến hành thủ tục cúng động thổ xây nhà, gia chủ cần chủ động nghiên cứu và tìm hiểu về các vấn đề như: ngày giờ động thổ, sắm lễ động thổ, các bước thực hiện động thổ…
Ngày và giờ cúng động thổ xây nhà
Chọn ngày và giờ động thổ cần phải tính toán dựa trên các yếu tố tâm linh, thời tiết và nhiều yếu tố khác. Ngày giờ động thổ tốt sẽ mang ý nghĩa về một sự khởi đầu may mắn, tốt lành giúp cho việc xây dựng dễ dàng hơn.
Một ngày được coi là ngày cúng động thổ xây nhà đẹp là ngày có thời tiết tốt, phù hợp với bản mệnh của gia chủ. Thời điểm cúng động thổ xây nhà phải tránh những ngày tốt đẹp của tháng Âm lịch, bao gồm các ngày 1, 6, 10, 15, 20 và 25. Bên cạnh đó, giờ cúng động thổ xây nhà cũng rất quan trọng, người ta thường chọn những giờ có sao tốt, tốt nhất là từ 5 giờ sáng đến 9 giờ sáng, hoặc từ 3 giờ chiều đến 7 giờ tối.
Chuẩn bị đồ lễ cúng động thổ
Lễ cúng động thổ xây nhà thường bao gồm những món đồ sau:
- Bộ tam sinh (thịt lợn luộc, trứng luộc, tôm luộc)
- Gà trống luộc, xôi/bánh chưng
- 5 lá trầu, 5 quả cau, 9 bông hoa hồng đỏ
- 1 bộ quần áo Quan Thần Linh
- 5 loại quả khác nhau
- 5 lễ tiền vàng, 3 hũ muối – gạo – nước
- 3 ly trà, 1 chén nước, 1 chén gạo, 1 chén nước, 1 cốc rượu, 1 bao thuốc lá, 1 đinh vàng hoa
- 2 đèn cầy, 5 cái oản
Một số lưu ý khi chuẩn bị đồ lễ cúng là: đồ lễ phải là đồ mới, ngon, sạch và đẹp. Đỗ lễ cúng nên được chuẩn bị trước và rà soát kỹ lưỡng để tránh những thiếu sót khi tiến hành cúng lễ. Ngoài việc chuẩn bị đồ lễ, trang phục của người thực hiện lễ cúng cùng cần hết sức chú ý. Gia chủ thực hiện lễ cúng cần phải chuẩn bị trang phục trang nghiêm, thể hiện thái độ tôn trọng đối với các vị thần linh.
Hướng dẫn thực hiện cúng động thổ xây nhà
Để thực hiện lễ cúng động thổ xây nhà chuẩn chỉnh, hợp phong thủy gia chủ nên thực hiện lần lượt quy trình sau:
Bước 1: Chọn ngày và giờ đẹp để tiến hành động thổ xây nhà.
Việc chọn ngày và giờ có thể kết hợp với việc xem phong thủy, tử vi trực tiếp từ thầy phong thủy để phù hợp nhất với bản mệnh của gia chủ căn nhà.
Bước 2: Sắm vật lễ cho lễ cúng động thổ xây nhà
Khi xây nhà ở, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các món đồ lễ như đã liệt kê phía trên, chủ nhà cần bày tất cả chúng ra một cái bàn đủ lớn đặt tại một vị trí được cho là tốt nhất của mảnh đất. Tất cả các món đồ lễ cần được sắp đặt gọn gàng và dễ dàng lấy ra khi thực hiện các nghi lễ.
Bước 3: Tiến hành nghi lễ cúng động thổ
Các thao tác thực hiện nghi lễ cúng động thổ xây nhà gồm vai trò của nhiều bộ phận trong đó có chủ nhà, đơn vị thi công, hoặc là người cho mượn tuổi (nếu chủ nhà không có tuổi đẹp)
Đối với chủ nhà:
- Thắp 2 cây đèn và 7 nén nhang đối với người nam, 9 nén nhang đối với gia chủ là nữ
- Chủ nhà cắm 3 nén nhang lên mâm cúng, 3 nén cắm dưới đất và 1 cây còn lại cầm trên tay với chủ nhà nam, còn nữ là 3 cây
- Gia chủ vái lạy bốn phương, tám hương rồi quay về hướng bàn lễ và khấn
- Gia chủ tiến hành đọc văn khấn xin động thổ nhà và xây nhà trên mảnh đất đó
- Sau khi hương gần tàn, chủ nhà đi hóa tiền vàng, quần áo hàng mã, sau đó tiến hành rải muối và gạo trên nền đất
- Chủ nhà cuốn những nhát cuốc đầu tiên hoặc đặt những viên gạch đầu tiên vào phần móng đã đào trước đó.
- Cắm tất cả những bông hoa cúng trên nền đất nơi cúng động thổ, giữ lại 3 hũ muối – gạo và nước để đến khi nhập trạch nhà.
Đối với đơn vị thi công: Khi chủ nhà đã cúng động thổ xây nhà xong, đại diện đơn vị thi công sẽ tiến hành cúng vái tương tự như trên và khấn thổ công, thần đất, thần tổ nghề để công việc thi công xây dựng nhà diễn ra suôn sẻ. Nhà Việt Group là một đơn vị thi công chuyên nghiệp và đã cùng thực hiện nghi lễ này tại rất nhiều công trình khác nhau trên rất nhiều tỉnh thành. Sự thành tâm và cẩn trọng trong khâu tổ chức các nghi lễ tâm linh đã một phần mang lại những thuận lợi và thành công cho các công trình thi công của Nhà Việt.
Đối với người cho mượn tuổi: thực hiện tương tự như chủ nhà trước đó phải thực hiện một thủ tục bán đất tượng trưng, dùng tờ 100.000 làm giấy bán và do chủ nhà giữ. Sau khi xây nhà xong, khi thực hiện lễ nhập trạch thì người cho mượn tuổi làm lễ bàn giao lại nhà cho chủ nhà chính thức.
Có thể bạn quan tâm:
- Hồ sơ, giấy tờ, thủ tục xây dựng – Chủ nhà cần chuẩn bị những gì?
- Quy trình xây nhà từ A -> Z – Những vấn đề quan trọng trong từng công đoạn
- 9 tiêu chí lựa chọn nhà thầu uy tín chính xác nhất cho chủ nhà.