Lễ nhập trạch nhà mới là gì? Nhập trạch có quan trọng không? Khi nhập trạch nhà mới cần chuẩn bị những gì? Bạn có quá nhiều vấn đề thắc mắc cần được giải đáp ngay lập tức. Hãy để Nhà Việt Group trả lời giúp bạn nhé!
Nhập trạch nhà mới là gì?
Cúng nhập trạch nhà mới là một nghi thức truyền thống được thực hiện khi gia chủ mới chuyển đến sống tại một căn nhà mới. Nghi thức này có mục đích khai báo với các vị quan thân ngụ trên mảnh đất, và gia tiên về sự sở hữu của gia chủ đối với ngôi nhà. Lễ nhập trạch là một lễ nghi cầu mong sự bình an, may mắn và thành công trong cuộc sống cho gia đình trong ngôi nhà mới.
Trong nghi thức này, người ta thường dùng các vật phẩm như rượu, hoa, hương, đèn vàng, cúng tế, thắp nến, dâng trà để lễ cúng và mời các vị thần linh về thăm và bảo vệ nhà cửa mới. Sau đó, người chủ nhà sẽ tuyên bố việc đón nhận căn nhà mới cùng với những mong muốn về gia đạo bình yên, hạnh phúc và thành công trong con đường công danh sự nghiệp
Nhập trạch nhà mới có ý nghĩa gì?
Bất kể một nghi lễ nào trong văn hóa của người Việt đều mang những ý nghĩa riêng và lễ nhập trạch nhà mới cũng vậy. Nghi lễ nhập trạch nhà mới là một nghi lễ truyền thống không thể thiếu mỗi khi xây dựng xong một ngôi nhà.
Nhập trạch nhà mới là cách để gia chủ mới cầu nguyện và mời các vị thần linh về thăm và bảo vệ nhà cửa mới. Việc cầu nguyện này có ý nghĩa để đem đến sự bình an và may mắn cho gia đình mới. Lễ nhập trạch là một cách thể hiện sự tôn kính và lòng cảm ơn đối với tổ tiên và các vị thần vì đã bảo vệ và đồng hành cũng quá trình xây dựng ngôi nhà.
Ngoài ra, lễ nhập trạch còn là điểm khởi đầu để đánh dấu việc đón nhận cuộc sống mới của gia chủ, sẵn sàng đón nhận những điều tốt đẹp hơn đối với ngôi nhà mới.
Cần chuẩn bị gì cho ngày nhập trạch nhà mới?
Chọn ngày đẹp nhập trạch nhà
Chọn ngày nhập trạch là một việc cực kỳ quan trọng trước khi tiến hành buổi lễ. Là một nghi thức mang ý nghĩa tâm linh và phong thủy nên lễ nhập trạch thường được lựa chọn cẩn thận vào ngày đẹp, phù hợp với bản mệnh của chủ nhân ngôi nhà. Ngày nhập trạch đẹp sẽ mang đến những điều may mắn, tài lộc thuận buồm xuôi gió cho cuộc sống của mọi thành viên trong gia đình.
Để chọn được ngày nhập trạch nhà mới có thể dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Chọn ngày nhập trạch nhà theo tuổi của chủ nhà
- Xem ngày tốt nhập trạch nhà mới theo cung hoàng đạo của chủ nhà
- Xem ngày tốt nhập trạch nhà dựa trên ngũ hành, hướng nhà, ngày sinh…
- Chọn ngày nhập trạch nhà dựa trên lịch âm dương
Sắm đồ cúng nhập trạch
Mâm lễ cúng nhập trạch nhà mới có thể biến đổi dựa trên điều kiện tài chính của từng gia đình. Thông thường, một mâm cúng cơ bản sẽ bao gồm những món đồ lễ như sau:
- Mâm cơm cúng nhập trạch nhà: mâm cơm cúng cho lễ nhập trạch có thể thực hiện bằng cơm chay hay cơm mặn tùy ý của gia chủ. Phổ biến nhất vẫn là các món mặn với gà luộc, lợn quay, tôm luộc, thịt luộc, trứng luộc, xôi,
- Hoa quả, bánh kẹo: Lựa chọn mâm hoa quả lớn với nhiều loại khác nhau theo mùa và nhiều màu sắc rực rỡ, đẹp mắt. Ngoài ra, để tăng giá trị ý nghĩa phong thủy trong lễ cúng, nhiều người thường chọn những loại quả mang ý nghĩa đủ đầy, sung túc như (đu đủ, xoài, mãng cầu, dừa tươi,…). Gia chủ sắm một đĩa bánh kẹo nhiều loại
- Hương hoa cúng: Các món đồ không thể thiếu trong lễ cúng như hoa, hương, trầu, cau, nến, vàng mã, hũ muối, gạo và nước…
Sắm lễ vật cúng nhập trạch
Một sự khác biệt ở lễ cúng nhập trạch so với lễ động thổ xây nhà là có thêm các món đồ lễ vật cúng. Lễ vật này thường mang tính đại diện cho cuộc sống của gia chủ và mang những ý nghĩa may mắn nhất cho cuộc sống mới.
Đối với lễ cúng nhập trạch nhà, mỗi khi thành viên nào đó bước vào nhà khi cúng thì phải cầm theo một loại vật dụng nào đó, mỗi thứ đề có ý nghĩa nhất định. Những đồ vật đó có thể bao gồm:
- Bếp lửa (không sử dụng bếp điện) với ý nghĩa mang đến những điều ấm cúng, tươi sáng cho cuộc sống mới
- Chiếu/ thảm mang ý nghĩa và cuộc sống bình yên, những giấc ngủ bình yên
- Ấm đun nước/ nồi cơm với ý nghĩa về sự chăm lo, chăm sóc cho gia đình, những bữa cơm ngon gắn kết tình cảm gia đình
- Đồ vệ sinh nhà cửa đại diện cho một ngôi nhà luôn sạch sẽ, tươi mát luôn sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ, rực rỡ
- Tiền đại diện cho tài lộc, những điều may mắn trong sự nghiệp, hứa hẹn con đường công danh rộng mở, thăng tiến
- Đồ trưng bày bàn thờ mang ý nghĩa về lòng hiếu thảo và biết ơn đến gia tiên trong nhà
=> Xem thêm: Cúng động thổ xây nhà cần chuẩn bị gì, thực hiện ra sao?
Bài văn khấn nhập trạch
Chuẩn bị bài văn khấn bằng giấy hoặc học thuộc trước đó là cách mà chủ nhà nên chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Một bài văn khấn đầy đủ cần có những thông tin rõ ràng như tên, tuổi, địa chỉ nhà, ngày làm lễ….kèm theo đó là những câu nói kính cẩn, kính mời và xin phép thần linh, gia tiên. Trong bài văn khấn nên thể hiện niềm mong muốn, những lời cầu chúc cho gia đình và bản thân.
Hướng dẫn thực hiện nghi lễ cúng nhập trạch
Nghi lễ cơ bản trong lễ cúng nhập trạch nhà mới phổ biến tại các gia đình Việt Nam được thực hiện qua các giai đoạn như sau:
- Đốt lò than và đặt vào chính giữa tại cửa chính của ngôi nhà
- Sắp xếp tất cả đồ cúng đặt trên bàn ngay ngắn, gọn gàng, kèm theo đó là chuẩn bị đầy đủ những món đồ lễ vật cần mang vào nhà
- Chủ nhà sẽ bước qua lò than đang cháy (chân trái trước, chân phải sau) cầm theo bát hương của nhà. Tiếp sau đó các thành viên còn lại lần lượt bước qua và mỗi người cầm một thứ (đồ trang trí bàn thờ, đồ bếp, tiền, chiếu, nồi cơm…)
- Chủ nhà bật tất cả đèn và mở tất cả các loại cửa trong nhà để đón chào luồng không khí mới vào nhà
- Tất cả thành viên trong gia đình sắp xếp đồ đạc lên bàn thờ và bày mâm cúng giữa nhà với hướng quay về hướng phong thủy tốt nhất đối với chủ nhà
- Gia chủ độc văn khấn nhập trạch theo thứ tự khấn vái từ thần linh đến gia tiên trong nhà
- Chủ nhà đun nước sôi pha trà (phải để nước sôi từ 5 – 10 phút ) sau đó tất cả mọi người trong gia đình cùng thưởng trà
- Chủ nhà hóa tiền vàng, khi tiền vàng cháy hết thì lấy rượu lễ tưới lên tàn tro. Giữ lại 3 hũ muối, gạo và nước để đặt lên bàn thờ ông táo mang ý nghĩa về sự no đủ
Những lưu ý quan trọng nhất khi tiến hành lễ nhập trạch nhà mới
Một vài lưu ý cực quan trọng trong khi tiến hành thủ tục cúng nhập trạch nhà mới như sau:
- Lễ cúng nhập trạch phải được thực hiện nghiêm trang, nghiêm túc, nên chuẩn bị kỹ lưỡng về đồ lễ cúng, trang phục, thời gian…
- Nếu gia đình chỉ tổ chức nhập trạch lấy ngày mà không có nhu cầu vào ở chính thức thì nên ngủ lại nhà 1 đêm sau khi tổ chức để lấy vượng khí, hơi ấm vào nhà
- Sau khi thực hiện lễ cúng nhập trạch nhà mới, gia đình cần giữ cho không khí trong gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc, tránh gây cãi vã.
- Ngày nhập trạch nhà cần dọn dẹp sạch sẽ và lưu ý không được cho người có tuổi hổ dọn dẹp nhà.
Nhà Việt Group đã mang đến những thông tin hữu ích về lễ cúng nhập trạch nhà mới, một thủ tục quan trọng mỗi khi quá trình xây nhà được hoàn tất. Để đảm bảo lễ cúng nhập trạch diễn ra tốt đẹp, gia chủ và tất cả mọi thành viên trong gia đình cần tìm hiểu những thông tin một cách kỹ lưỡng và chuẩn bị đầy đủ nhất có thể.
=> Có thể bạn quan tâm: