Lịch sử indochine được ra đời dưới sự hòa trộn của văn hóa Đông Tây, một nét đẹp giao thoa tinh tế của văn hóa Phương Tây và  Đông Dương. Ẩn sau vẻ đẹp kiến trúc ấy là một chặng đường phát triển đầy thăng trầm, có thịnh, có suy.  Phong cách Indochine là gì?..

Đăng bởi: Nhà Việt Group
Cập nhật: 17-06-2023

Lịch sử indochine được ra đời dưới sự hòa trộn của văn hóa Đông Tây, một nét đẹp giao thoa tinh tế của văn hóa Phương Tây và  Đông Dương. Ẩn sau vẻ đẹp kiến trúc ấy là một chặng đường phát triển đầy thăng trầm, có thịnh, có suy. 

Phong cách Indochine là gì?

 

 

Phong cách Indochine hay còn được gọi là phong cách Đông Dương là một phong cách kiến trúc đầy nghệ thuật trong sự kết hợp hài hòa của kiến trúc Đông Tây. Một phong cách mang đậm hơi thở của thời gian, thổi hồn văn hóa truyền tải vào không gian, trọn vẹn tinh hoa, bản sắc và bề dày lịch sử của 2 nền văn minh lâu đời.

Lịch sử Indochine nổi bật với hình ảnh về những không gian truyền thống có phần cố kính của Việt nam với vẻ đẹp xa hoa và lãng mạn của kiến trúc Pháp. Một cách kết hợp kiến trúc độc đáo từ các nền văn khóa khác nhau hình thành phong cách với vẻ đẹp hài hòa, tinh tế, vừa gần gũi lại vừa sang trọng, quý phái. 

Ở phong cách thiết kế này, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy những hình ảnh đặc trưng về màu sắc, chất liệu, họa tiết độc nhất. Trong màu sắc, Indochine thường sử dụng nững gam mà nhiệt đới gần gũi, hài hòa như xanh, đen, vàng, kem…Đối với chất liệu, những món đồ nội thất từ gỗ, tre, mây, nứa… rất phổ biến, một hình ảnh truyền thống dân giã và gần gũi với cuộc sống của người Việt.. Đặc biệt hơn hết, Indochine luôn mang trong mình hình ảnh của những họa tiết đặc trưng cho vùng Đông Dương, một bức tranh nghệ thuật của các họa tiết kỷ hà, hoa lá, đường cong mềm lại và sắc nét. 

Lịch sử hình thành và phát triển kiến trúc Indochine 

Lịch sử Indochine khơi mào trong thế kỷ XIX

 

 

Lịch sử Indochine chính thức được khơi mào từ cuộc chiến tranh và khai thác thuộc địa của Pháp trên các quốc gia Đông Nam Á trong những năm 80 của thế kỷ XIX. Thời bấy giờ, Pháp đã tiến hành khai phá và xây dựng các công trình kiến trúc mang đặc trưng kiến trúc Châu  Âu trên các quốc gia thuộc địa.

Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã cho xây dựng các công trình kiến trúc mang đậm phong cách Châu Âu với vẻ đẹp xa hoa, lộng lẫy và bề thế. Tuy nhiên, do có nhiều vấn đề chưa phù hợp với môi trường Việt Nam như tự nhiên, khí hậu và lối sinh hoạt nên thời kỳ đầu phong cách thiết kế này đã gặp phải một vài khó khăn nhất định. 

 

Nền móng Indochine thế kỷ XX

 

 

Năm 1920, Ernest Hebrard (1875 -1933) – giáo sư trường Mỹ thuật Đông Dương, đã chính thức đặt nền móng cho kiến trúc Indochine bằng sự giao thoa kiến trúc phương Đông và Tây. Lịch sử Indochine ghi nhận một công lao lớn của ông trong việc xây dựng và định hình đúng đắn cho phong cách Indochine. Để làm hài hòa hơn kiến trúc Pháp trong văn hóa và phong cách sống của người dân bản địa, ông đã tìm cách liên hợp giữa 2 nền văn hóa để tạo nên một phong cách thời thời và phù hợp nhất với con người nơi đây. 

Trong khi kiến trúc Châu Âu vẫn giữ được vẻ đẹp xa hoa, lãn mạn thì ông cũng lồng ghép những hình ảnh mộc mạc, gần gũi của kiến trúc nước nhà với các chất liệu quen thuộc như gỗ, tre, nứa, mây… Những vật liệu dân giã, tự nhiên với đặc tính dẻo dai, bền bỉ với khí hậu Việt Nam là một sự lựa chọn hoàn hảo để tôn vinh nghệ thuật kiến trúc dân tộc. 

Sự kết hợp của kiến trúc Châu Âu, với nét mộc mạc, hoài cổ Á Đông mà ông mang đến là tạo nên một hướng đi vững chắc cho kiến trúc Indochine. Ông đã đưa kiến trúc Indochine gần gũi và thân thiện với văn hóa, hòa chung kiến trúc thuộc địa với hơi thở Tây phương và được nhiều tầng lớp nhân dân đón nhận. 

 

Indochine thời cực thịnh trong thế kỷ XX 

 

 

Sau khi được định hình với sự cân đối và hài hòa giữa 2 nền văn hóa, phong cách Indochine thời bấy giờ được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là những tầng lớp thượng lưu. Những năm 30,40 của thế kỷ XX được coi là giai đoạn cực thịnh của kiến trúc Indochine trong sự bùng nổ của những công trình kiến trúc lớn trên khắp các thành phố lớn.

Đế chế Indochine thịnh vượng thời đó là sự giao thoa thiết kế Đông Tây, tích hợp và sáng tạo nhuần nhuyễn các vật liệu truyền thống Việt Nam với kỹ thuật kiến trúc Châu  Âu. Gắn hình ảnh mộc mạc, đơn sơ nhưng đầy nghệ thuật của Việt Nam vào nét kiến trúc vững chắc, khuôn khổ của Pháp.

 

Kiến trúc Indochine giai đoạn suy tàn

Sau năm 1945, cùng với sự suy kiệt của đế chế Pháp trên các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, kiến trúc Indochine cũng dần bị lãng quên và chững lại. Thay vào đó là sự du nhập của các phong cách kiến trúc hiện đại và mới mẻ hơn. 

Lúc này, các công trình kiến trúc Indochine trong giai đoạn trước đó vẫn được bảo tồn và coi như một nét đẹp văn hóa và lịch sử của dân tộc. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế xã hội mới, với sự du nhập của các phong cách thiết kế và lối văn hóa hiện đại, sức ảnh hưởng của Indochine trong giới kiến trúc không còn được mạnh mẹ như trước, và dần bị lãng quên trong một thời gian dài. 

Kiến trúc Indochine khôi phục trong thế kỷ mới 

 

 

Sau khoảng thời gian ẩn mình, vào những năm 90 của thế kỷ XX, kiến trúc Indochine dần được khôi phục và yêu thích trở lại. Lúc này, giới kiến trúc hiện đại bắt đầu khai phá và nhận ra nhiều giá trị nghệ thuật văn hóa và lịch sử đặc sắc trong phong cách hoài cổ này. Họ nhận thấy phong cách này có một vẻ đẹp rất riêng mà cần được khai phá và phát triển thêm cho nền kiến trúc nước nhà. 

Cũng vì sự tìm hiểu và nghiên cứu mạnh mẽ từ giới kiến trúc, các công trình như nhà ở, khách sạn, nhà hàng hay công trình công cộng mang phong cách này càng ngày càng phổ biến. Đến nay, Indochine ở thế kỷ 21 đã có nhiều thay đổi, vẫn là hình ảnh truyền thống, hoài cổ với lịch sử văn hóa nhưng từng đường nét đã được biến tấu đề phù hợp hơn với thời đại mới. Nét đẹp truyền thống, sự gần gũi, mộc mạc vẫn được giữ lại một cách đầy đủ trong từng không gian. 

Như vậy, lịch sử Indochine đã có một hành trình phát triển với nhiều thăng trầm và thay đổi. Kể từ khi hình thành cho đến nay, phong cách Indochine đã có những thời kỳ hoàng kim và rồi vụt tắt và đến hiện tại đã được đốt sáng trở lại. Trải qua hàng trăm năm phát triển, phong cách này đã có sự thay đổi ở nhiều khía cạnh để trở nên hoàn hảo và phù hợp hơn với con người trong từng thời đại.

Phong cách indochine thực tế trong thời đại mới

Những năm gần đây, kiến trúc Indochine được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn cho các công trình kiến trúc, đặc biệt là nhà ở. Vẻ đẹp truyền thống, gắn với sự gần gũi, xa hoa và lãn mạn đã mang đến một nguồn năng lượng mới cho những ngôi nhà. Hãy cũng Nhà Việt Group điểm qua một số công trình mang hơi hướng Indochine trong thời đại mới nhé!

Dự án Hoang's Villa - Hưng Yên: Thiết kế bởi Nhà Việt Group
Dự án Hoang’s Villa – Hưng Yên: Thiết kế bởi Nhà Việt Group

Trong dự án Hoang’s Villa, Indochine hiện lên với dáng dấp nổi bật của kiến trúc Việt, đề cao sự mộc mạc, thân quen của cuộc sống. Ngôi nhà trở nên khác biệt với cái đối mình kết hợp với những đường nét hiện đại, tinh gọn, một hướng đi mới của phong cách Indochine thời kỳ mới.

Xem thêm hình ảnh của dự án Hoang’s Villa – Hưng Yên: TẠI ĐÂY

 

Dự án EC House - Hải Dương: Thiết kế bởi Nhà Việt Group
Dự án EC House – Hải Dương: Thiết kế bởi Nhà Việt Group

EC House gợi lên như một điểm kết nối thanh tao trong nét Á – Âu, một diện mạo mới cho nhà trong kết nối thanh tao, thiết kế táo bạo với chấm phá Indochine giữa nền kiến trúc Neo Classic. Vừa truyền thống, vừa sang trọng, lại pha thêm sắc màu cổ điển của kiến trúc đa phương, ngôi nhà chính là sự giao thoa, tiếp nối giữa kiểu cách Á –  Âu một thời lừng lẫy. Không đơn thuần là Indochine truyền thống, phong cách Indochine thời hiện đại đã kết hợp cùng với nhiều lối kiến trúc khác để tạo nên những công trình ấn tượng.

Xem thêm hình ảnh của dự án EC House – Hải Dương: TẠI ĐÂY

 

Dự án Green Haven Indochine - Bắc Giang: Thiết kế bởi Nhà Việt Group
Dự án Green Haven Indochine – Bắc Giang: Thiết kế bởi Nhà Việt Group

Dự án mang hởi thở Indochine gắn liền với không gian xanh tươi mát, bao trọn lấy công trình. Trong không gian truyền thống, tự nhiên với hiện thân của không gian xanh với những loài cây nhiệt đới quen thuộc được luồn lách vào trong không gian, tạo nên một không gian sống không chỉ gần gũi trong chất liệu, mà còn gần với cả tự nhiên cho một không gian sống trong lành, khơi dậy những cảm hứng mới trong cuộc sống.

Xem thêm hình ảnh của dự án Green Haven Indochine – Bắc Giang: TẠI ĐÂY


Chia sẻ