Những không gian sống trong mỗi ngôi nhà không chỉ đơn thuần mang đến các công năng sống mà còn ẩn chứa nhiều giá trị ý nghĩa phía sau. Cách sắp đặt để tăng tính liên kết giữa các không gian như thế nào? Hãy cùng Nhà Việt group khám phá ngay sau đây.
Phòng khách – Không sinh hoạt chung của gia đình
Chức năng của phòng khách
Để hiểu một cách đơn giản nhất, phòng khách chính là không gian được sử dụng với vai trò tiếp khách đến chơi nhà và sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt chung của gia đình. Không gian sống này là nơi các thành viên thường xuyên tụ tập, trò chuyện và chia sẻ những câu chuyện thú vị của mình. Phòng khách là một không gian được xây dựng để tăng tính kết nối giữa các thành viên trong gia đình.
Xét về giá trị kiến trúc và thẩm mỹ, phòng khách là nơi thể hiện rõ ràng nhất những kết cấu độc lạ, cách bài trí ấn tượng hay những món đồ nội thất đắt đỏ để thể hiện đẳng cấp của gia chủ. Đối với nhiều người, phòng khác chính là không gian đại diện cho bộ mặt của toàn bộ ngôi nhà với sự lộng lẫy và sang trọng được tập chung tối đa.
Cách bố trí phòng khách
Nét đẹp trong sự hài hòa từ các món đồ nội thất cho đến màu sắc và cách sắp xếp sẽ tạo nên một không gian sống vô cùng đặc biệt. Để xây dựng một phòng khách chuẩn phong thủy và đáp ứng tốt những yêu cầu về công năng và thẩm mỹ, chúng ta cần phải đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:
- Vị trí: Phòng khách thường là không gian đầu tiên mà chúng ta bắt gặp khi bước vào một căn nhà. Chúng được đặt đối diện hoặc hơi chếch so với cửa chính.
- Diện tích: Diện tích phòng khách phải đủ rộng để đáp ứng các yêu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Không gian phòng khách cần phải đảm bảo có đủ các yếu tố như ánh sáng, gió và sự thông thoáng.
- Hướng phong thủy: Theo yếu tố phong thủy, Nam và Bắc là hai hướng có yếu tố phong thủy thuận lợi nhất cho phòng khách. Tuy nhiên trên thực tế, việc sắp xếp hướng của phòng khách nên tuân theo chiều thuận của mắt theo hướng nhìn từ cửa chính. Các món đồ nội thất nên được sắp xếp khoa học để tầm nhìn của người sử dụng được tối ưu nhất
- Nội thất: Nên lựa chọn các món đồ nội thất phù hợp với diện tích của không gian cũng như phong cách thiết kế của ngôi nhà. Sự phù hợp về màu sắc, chất liệu và kích thước của các món đồ nội thất sẽ đảm bảo cho không gian sống tiện nghi hơn.
=> Khám phá: Các không gian bố trí theo phong cách hiện đại
Phòng ngủ – Không gian sống riêng tư cho từng cá nhân
Chức năng – ý nghĩa của phòng ngủ
Phòng ngủ thường mang một ý nghĩa sâu sắc về những không gian sống chứa đựng sự riêng tư của mỗi thành viên trong gia đình. Không chỉ dừng lại ở một căn phòng để ngủ và nghỉ ngơi, phòng ngủ chính là nơi thể hiện cho cá tính và sở thích của từng thành viên. Mỗi người một phong cách và cá tính riêng và phòng ngủ chính là nơi mà mà mọi người có thể thỏa sức trang trí theo sở thích của mình.
Không gian phòng ngủ đầy đủ công năng có thể phục vụ nhiều nhu cầu cùng lúc như nằm ngủ, học tập, làm việc, thư giãn…Nhìn chung, phòng ngủ chính là không gian sống dành riêng cho tất cả các hoạt động mang tính cá nhân. Sự riêng tư và thoải mái là hai yếu tố quan trọng hàng đầu cho không gian sống ý nghĩa này.
Cách bố trí phòng ngủ đẹp mắt
Cảm nhận cái đẹp là khác nhau giữa những cá nhân, cho nên chúng ta không cần quá khắt khe để tuân theo một quy chuẩn cụ thể nào đó. Mỗi phong cách thiết kế có những cách bài trí và sắp đặt không gian riêng, dù khác biệt nhưng chúng vẫn thể hiện nét đẹp tự nhiên của mình. Để tạo nên một không gian phòng ngủ thoải mái và tiện nghi chúng ta có thể dựa trên các vấn đề cốt lõi như:
- Diện tích: Không gian sống cho phòng ngủ không cần diện tích quá lớn, hãy lựa chọn một diện tích vừa đủ để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt cá nhân của mỗi thành viên. Những không gian quá rộng sẽ tạo nên cảm giác trống vắng và cô đơn cho người sử dụng. Ngược lại, diện tích quá hẹp sẽ không đủ cho các tiện ích cho phòng ngủ thoải mái, tiện nghi
- Không gian: Phòng ngủ nên thiết kế kèm theo cửa sổ hoặc ban công để tạo sự thông thoáng của căn phòng. Đây cũng là những chi tiết thiết kế mang đến nguồn năng lượng tự nhiên tươi mát cho từng không gian riêng tư
- Hướng phong thủy: Hướng phòng ngủ tốt nhất là hướng Đông hoặc Đông Nam sẽ giúp gia chủ có giấc ngủ ngon, cải thiện sức khỏe và gặp nhiều may mắn.
- Nội thất: Các món đồ nội thất nên được lựa chọn phù hợp với tính cách và độ tuổi của từng thành viên. Từ chất liệu, màu sắc, kiểu dáng đến kích thước…hãy lựa chọn các món đồ phù hợp nhất với chủ nhân nhỏ của căn phòng. Những món đồ nội thất nên sử dụng cho không gian sống này như: Giường, tủ quần áo, bàn trang điểm, kệ đầu giường, đèn ngủ, bàn học, bàn làm việc….
=> Xem thêm: Nội thất Country style – Sự đặc biệt trong phong cách đồng quê
Phòng bếp – Không gian sống gắn kết và chia sẻ
Chức năng và ý nghĩa của căn bếp
Chức năng chính của căn bếp chính là khu vực nấu nướng và ăn uống của tập thể gia đình. Đây là khu vực chứa đựng tất cả thực phẩm cũng như các dụng cụ nấu nướng . Bên cạnh chức năng sơ chế, nấu nướng và ăn uống bếp còn là không gian giúp các thành viên có thể chia sẻ và gắn kết với nhau hơn. Những hành động giúp đỡ nhau trong căn bếp sẽ thêm phần gắn kết và yêu thương giữa trong gia đình.
Cách bố trí bếp tiện nghi, ấm cúng
Không gian sống cho phòng bếp cần đặt các tiêu chí tiện nghi và ấm cúng lên hàng đầu. Để xây dựng một căn bếp tiện nghi chúng ta nên dựa trên các yếu tố sau:
- Vị trí: Phòng bếp nên được đặt cùng với khu vực phòng khách để tạo ra một mối liên kết giữa các không gian sinh hoạt chung. Có thể có hoặc không sử dụng vách ngăn tách biệt giữa các không gian, tuy nhiên xây dựng một không gian mở và hạn chế vách ngăn vẫn là kiểu thiết kế luôn được khuyến khích.
- Diện tích: Sự phù hợp với nhu cầu vẫn là tiêu chí hàng đầu để xây dựng các không gian và không ngoại trừ phòng bếp. Dựa trên số lượng thành viên trong gia đình cũng như các mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn mức diện tích phù hợp.
- Không gian: Không gian phòng bếp nên bảo đảm yếu tố về độ thông thoáng tránh ám mùi thức ăn cho căn nhà. Cần bố trí nhà bếp với cửa sổ thoáng gió hoặc lắp đặt hệ thống hút mùi cho căn bếp của nhà bạn.
- Cách sắp đặt không gian: Có rất nhiều kiểu sắp đặt bếp khác nhau, mỗi kiểu phù hợp với từng kết cấu nhà. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gắp các kết cấu hình chữ L, chữ U, chữ I hoặc thiết kế 2 đường thẳng song song trong các căn bếp tại Việt Nam.
- Nội thất bếp: Không gian sống tại phòng bếp cần những món đồ nội thất phục vụ cho các hoạt động nấu nướng và ăn uống. Các món đồ không thể thiếu trong phòng bếp bao gồm: bếp, tủ lạnh, tủ bếp, nồi, chảo, nồi cơm, máy xay, lò nướng, máy rửa bát…
Phòng tắm – Vệ sinh
Chức năng và ý nghĩa của phòng tắm, vệ sinh
Nhà tắm và vệ sinh thường kết hợp trong một không gian với mục đích chính là để tắm và giải quyết các vấn đề cá nhân. Với những ngôi nhà hiện đại và có nhiều không gian, nhà tắm còn là nơi thư giãn và đem lại sự thoải mái cho gia chủ. Các tiện ích bổ sung như bồn tắm nước nóng, phòng xông hơi tạo nên không gian sống cực kỳ dễ chịu sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Cách bố trí phòng tắm và vệ sinh
Nhà tắm và nhà vệ sinh thường là những không gian sống ít được chú trọng nhất trong thiết kế nhà. Một trong những lý do khiến cho không gian này không được chú ý là vì nó có diện tích khá nhỏ. Tuy nhiên, để tạo nên một phòng tắm và vệ sinh tiện nghi nhất chúng ta vẫn nên tập chung các yếu tố về công năng và thẩm mỹ cho không gian.
- Diện tích: Diện tích phòng tắm nên phù hợp với nhu cầu về các tiện ích cần có. Không nên sử dụng những không gian quá rộng hoặc quá hẹp vì điều đó có thể gây ra những cảm nhận không thoải mái cho người sử dụng.
- Bố trí công năng: Những công năng không thể thiếu trong không gian sống tại phòng tắm bao gồm: bồn tắm nằm/ đứng, vòi hoa sen, bồn lavabo, gương, tủ/ kệ đựng đồ, bồn cầu, máy hút mùi…
- Trang trí: Có thể sử dụng các loại đèn trang trí, cây xanh hoặc máy xông tinh dầu để không gian nhà tắm luôn thơm mát và tạo cảm giác thư giãn.
Ban công – Không gian sống thư giãn cho cả gia đình
Chức năng và ý nghĩa của ban công
Ban công là một không gian sống mở, tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố thiên nhiên như ánh sáng và gió. Đây cũng là vị trí lý tưởng để tiếp nhận những nguồn năng lượng tươi mới cho những thành viên trong gia đình. Một không gian lãng mạn vào ban đêm với gió thổi nhè nhẹ là khoảng trời thú vị dành cho bất kỳ ai trong gia đình. Ngoài ra, những ban công lớn cũng có thể là nơi tụ tập của tất cả thành viên, nơi mọi người có thể tổ chức các bữa tiệc nhỏ ngoài trời, cùng trò chuyện và ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên.
Cách bố trí ban công hợp lý
Để xây dựng nên không gian ban công lý tưởng, gia chủ nên chú ý những vấn đề sau:
- Diện tích: Hãy sử dụng toàn bộ diện tích bề ngang mặt tiền của những căn phòng ngủ để thiết kế ban công. Lựa chọn khoảng diện tích vừa đủ và tương thích với diện tích phía trong nhà, không nên đặt sự chênh lệch quá lớn.
- Không gian: Ban công là không gian sống giúp hút gió nên cách bố trí không gian cần đảm bảo sự thông thoáng. Cây xanh, bàn và ghế là những chi tiết nội thất thường được đặt tại không gian sống này.
Phòng thờ – Không gian thiêng liêng của gia đình
Chức năng và ý nghĩa của phòng thờ
Phòng thờ là không gian sống thiêng liêng, nơi thờ cúng tổ tiên và các vị thần, thánh mà các gia đình tôn sùng. Tùy theo lối sống tôn giáo mà các ngôi nhà sẽ có thiết kế phòng thờ và ý nghĩa khác nhau.
Cách bố trí phòng thờ chuẩn phong thủy
Để xây dựng một không gian thờ cúng đẹp mắt và hợp phong thủy, bạn cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Vị trí: Phòng thờ đối với các căn nhà phố hay biệt thự lớn phải được đặt tại một căn phòng riêng biệt với vị trí cao nhất của ngôi nhà. Đối với các căn hộ chung cư, hoặc nhà 1 tầng, phòng thờ thường được đặt cạnh với không gian phòng khách để tạo sự thông thoáng.
- Hướng phong thủy. Bàn thờ thường được hướng ra ngoài mặt tiền của ngôi nhà. Điều này thể hiện cho sự tôn kính và mang tới nhiều vượng khí cho gia chủ
- Kích thước: Tùy thuộc vào quy mô thờ cúng của gia đình mà bạn có thể xây dựng phòng thờ với diện tích khác nhau. Ngoài khu vực bàn thờ, cần để ra một khoảng trống thông thoáng để thuận lợi cho việc thờ cúng.
- Nội thất: Các món đồ nội thất trong phòng thờ thường mang hơi hướng truyền thống với các chất liệu như gỗ, gốm hay đá. Những nội thất cơ bản tại phòng thờ thường là bàn thờ gỗ, tranh, ảnh, đèn thờ, thảm hoặc sập gỗ….
Như vậy, các không gian sống cơ bản trong mỗi gia đình bao gồm: Phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng tắm, ban công, phòng thờ. Ngoài những không gian trên, gia chủ có thể tự do sáng tạo thêm các căn phòng tiện ích phục các nhu cầu cá nhân của mình như: phòng đọc, phòng làm việc, phòng trưng bày, phòng xem phim, phong tập…Các.công năng trong ngôi nhà có thể thay đổi tùy thuộc vào sở thích và phong cách của mỗi chủ nhân. Hãy để Nhà Việt Group giúp bạn xây dựng nên ngôi nhà độc đáo mà chỉ riêng bạn sở hữu. Liên hệ ngay với Nhà Việt Group qua Hotline: | 0912 269 568
=> Xem ngay các sản phẩm của Nhà Việt Group: TẠI ĐÂY